Làm sao để chọn đồ chơi an toàn cho trẻ? Những lưu ý bạn không thể bỏ qua

30/07/2018


Đồ chơi là một phần thú vị và quan trọng trong sự phát triển của mỗi đứa trẻ. Nhưng mỗi năm, vẫn có nhiều trẻ em được điều trị tại các khoa cấp cứu của bệnh viện vì các chấn thương liên quan đến đồ chơi. Nghẹt thở chính là nguy cơ phổ biến nhất cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống, bởi vì chúng có xu hướng đưa các vật thể vào miệng.

Mặc dù các nhà sản xuất đồ chơi luôn làm theo hướng dẫn và phân loại đồ chơi của họ theo nhóm tuổi cụ thể. Nhưng điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm – đặc biệt là khi nói đến trẻ nhỏ – chính là giám sát việc trẻ chơi như thế nào.


Trẻ nhỏ luôn có xu hướng đưa bất kỳ vật thể nào đang cầm vào miệng – Nguồn ảnh: parenting.firstcry.com

 
Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) thì bạn nên tuân theo những hướng dẫn sau đây mỗi khi mua đồ chơi cho trẻ:
✔️ Đồ chơi làm bằng vải nên được dán nhãn là chống lửa hoặc chống cháy.
✔️ Thú nhồi bông nên có thể giặt được
✔️ Đồ chơi có sơn màu phải sử dụng sơn không chì.
✔️ Các đồ chơi mang tính sáng tạo như đất sét nên nói không với hóa chất độc hại.
✔️ Bút chì màu và sơn nên ghi theo tiêu chuẩn ASTM D-4236 trên bao bì, điều đó có nghĩa là chúng đã được Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ đánh giá.
✔️ Không nên dùng đồ chơi đã cũ, thậm chí từ cả những người bạn và họ hàng. Chúng có thể không còn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn hiện tại nữa.


Nguồn ảnh: pixabay.com

Và chắc chắn rằng món đồ chơi không quá to với lứa tuổi của con bạn. Tiếng ồn của lục lạc hoặc của những món đồ chơi phát ra âm thanh có thể quá to ví dụ như tiếng còi xe, chúng thậm chí còn to hơn nếu một đứa trẻ giữ nó trực tiếp gần tai, khi đó chúng có thể làm hỏng thính giác trẻ. 

Chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi
Luôn đọc hướng dẫn sử dụng để đảm bảo con bạn đang chơi một món đồ đúng với lứa tuổi của chúng. Ngoài ra cũng phải xem xét đến tính cách, thói quen và hành vi của con bạn bất cứ khi nào bạn mua một món đồ chơi mới. Ngay cả khi trẻ có vẻ phát triển nhanh hơn so với các bạn đồng trang lứa cũng không nên sử dụng đồ chơi dành cho trẻ lớn. Độ tuổi phù hợp của mỗi bộ đồ chơi được xác định bởi các yếu tố an toàn, không phải bởi trí thông minh của trẻ hay sự trưởng thành.


Nguồn ảnh: pixabay.com

Giữ đồ chơi an toàn ngay cả khi ở nhà
Sau khi mua được một món đồ chơi an toàn, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo trẻ biết cách sử dụng chúng. Giám sát trẻ khi chúng chơi là một cách tốt. Điều này dạy trẻ cách chơi an toàn trong khi vui chơi.

Cha mẹ nên:
✔️ Dạy trẻ cất đồ chơi vào đúng chỗ sau khi chơi xong
✔️ Kiểm tra đồ chơi thường xuyên để đảm bảo rằng chúng không bị hỏng hoặc không sử dụng được.
✔️ Đồ chơi gỗ không nên có những mảnh vỡ hay vết nứt.
✔️ Xe đạp và những đồ chơi ngoài trời không nên bị rỉ sét.
✔️ Thú nhồi bông không nên có mối nối bị hỏng hoặc có các bộ phận có thể tháo rời.
✔️ Thay thế đồ chơi bị hỏng hoặc sửa chữa chúng ngay lập tức.
✔️ Bảo quản đồ chơi ngoài khi không sử dụng để chúng không tiếp xúc trực tiếp với mưa hoặc nắng.


Tập cho trẻ cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong – Nguồn ảnh: jugglingfamilylife.com

Hãy chắc chắn giữ cho đồ chơi sạch sẽ. Một số đồ chơi bằng nhựa có thể được làm sạch trong máy rửa chén, nhưng trước tiên hãy đọc hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc dùng bình xịt có những chật tẩy rửa nhẹ để vệ sinh và lau sạch chúng.

Thêm vào đó, nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về sự an toàn của đồ chơi, hãy cẩn thận và không cho phép con bạn chơi với nó.

Kate M. Cronan