10 THIẾT BỊ NHÀ BẾP CẦN THIẾT

20/03/2020


10 THIẾT BỊ NHÀ BẾP CẦN THIẾT CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU

Thử tưởng tượng một chút việc bạn vừa mua được 1 căn hộ nhỏ, bạn đang háo hức với việc lấp đầy chúng ngay lập tức với hàng tá thứ đang nghĩ đến trong đầu vậy thì khoan đã nào.
Ít nhất, với phòng bếp thì hãy thử đọc xong bản danh sách cho 10 vật dụng nhà bếp mà người mới nào cũng cần có dưới đây xong rồi quyết định cũng chưa muộn. Tránh được việc nhỡ đâu ngân sách không nhiều lại rơi vào trạng thái thứ gì cũng muốn mua khi bước chân vào siêu thị hay cửa hàng online nào đấy. 😄
📝 Một lưu ý nhỏ trước khi bắt đầu: danh sách dưới đây không bao gồm những vật dụng như nồi, chảo hay máy xay sinh tố_những vật dụng tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm. (Bạn có thể xem là nó đã quá hiển nhiên để mua cũng được)

1️⃣ Dao

Đầu bếp nổi tiếng Masaharu Morimoto từng nói: “Căn bếp mà không có nổi 1 con dao thì không còn là bếp nữa rồi”. Chính vì chúng quan trọng cho việc bất cứ dự định nấu ăn nào nên Nam Hoa gợi ý chúng ta nên có ít nhất 3 loại sau: dao bếp_phần lớn sẽ tham gia vào quá trình cắt đồ ăn của bạn; dao cắt bánh mì có lưỡi răng cưa; 1 con dao nhỏ hơn để băm và gọt những thứ nhỏ hơn.
Lẽ dĩ nhiên chúng ta có thể mua nhiều hơn 3 con bằng cách mua nguyên bộ gồm 5 hay 7 món, bao gồm cả kéo và đồ mài trong đó nữa, rất tiện dụng. Nhân đây mua thêm một đế dắt dao cho bộ dao bếp là combo hoàn hảo luôn cả nhà ơi.

2️⃣ Thớt

Phải rồi, người ta vẫn thường nói dao với thớt là đôi bạn thân vậy nên bạn không thể cố tình lờ đi việc phải mua 1 cái thớt bằng việc kê đại thực phẩm ra mặt bếp mà cắt được. Không nói đến việc mất vệ sinh thì đây là 1 trong những cách nhanh nhất bạn có thể làm để phá đi bộ dao mới kít vừa mua.
Với thớt thì không cần tốn quá nhiều sức vào việc lựa chọn hay phân loại chúng nếu bạn chỉ là một đầu bếp của chính mình ^^. Tuy nhiên bạn vẫn nên đảm bảo có ít nhất 2 cái 1 cho đồ sống và 1 cho đồ chín nhé.

3️⃣ Tô chén, dĩa

Bạn sẽ không muốn phải rơi vào tình cảnh đồ ăn đã sẵn sàng nhưng bụng vẫn đói meo vì không có nổi một cái chén hay tô để đựng đấy chứ.
Tùy vào số lượng thành viên và lượng thực phẩm sử dụng mỗi ngày để quyết định số lượng cần phải mua. Tối thiểu cũng đủ dùng cho chính bạn đấy nhé ^^

4️⃣ Cốc và muỗng đo lường

Những dụng cụ đo lường này chỉ hoặc sẽ thực sự cần thiết nếu bạn muốn thử làm bánh. Với người mới bắt đầu làm bánh thì việc không căn chỉnh được lượng bột có thể khiến bạn rơi vào một mớ rắc rối đấy, vậy nên xét về 1 khía cạnh nào đó chúng thực sự cần thiết trong bản danh sách này.
Chất liệu kim loại sẽ dễ làm sạch và có thể rửa được bằng máy rửa chén trong trường hợp này.

5️⃣ Đồ mở lọ chai, đồ hộp

Có thể thức ăn nhanh và những thực phẩm đóng hộp là lựa chọn ưa thích cho quỹ thời gian có phần eo hẹp của bạn. Vậy nên sẽ là rắc rối to nếu bếp nhà không có sẵn những dụng cụ để mở chúng lúc cần thiết.
Đừng nghĩ rằng sẽ dùng tay hay vật gì đó thay thế tạm nhé sẽ vô cùng nguy hiểm nên là hãy ghi chú ngay trong danh sách cần mua đi nhé.

6️⃣ Rổ

Nhắc đến rổ chúng ta sẽ nhanh chóng liệt kê ra được rất nhiều tác dụng cần thiết của chúng trong nhà bếp: làm ráo nước cho sợi mì, rửa và đựng rau sống,…Đôi khi chúng còn có thể biến mình thành một lưới lọc nhanh khi bạn cần làm sạch nước luộc xương nữa.

7️⃣ Đồ gọt hoa quả/xắt nhỏ

Nam Hoa thiết nghĩ chúng ta gộp chung luôn vào dao bếp cũng ổn, tên gọi khác của chúng chính là dao bào hoặc dao 2 lưỡi mà thôi.
Còn chia nhỏ trái cây hay rau củ thành những hình dáng đều nhất định thì người Việt chúng ta hay dùng dao nhỏ để làm luôn.

8️⃣ Muỗng/vá/sạn/đồ đánh trứng/…

Đây nhất định là những dụng cụ nhỏ mà có võ của bất cứ một căn bếp nào. Có lẽ bạn cũng không cần Nam Hoa nhiều lời về công dụng của chúng ở đây nữa, thay vào đó chúng tôi nghĩ rằng bạn nên cân nhắc 1 chút về chất liệu của những dụng cụ này khi mua. Tùy vào từng mục đích và tần suất sử dụng mà bạn có thể linh hoạt giữa gỗ, kim loại hay nhựa.
Chẳng hạn một chiếc muỗng trộn salad bằng nhựa sẽ thêm phần màu sắc; đảo 1 miếng thịt đang rán trên chảo bằng 1 cái sạn gỗ sẽ đỡ nóng tay hơn nhiều so với việc dùng kim loại đấy.

9️⃣ Dụng cụ đo nhiệt độ thịt

Nam Hoa không chắc về việc nên đưa dụng cụ này vào danh sách hay không, nhưng ngộ nhỡ bạn không phải là 1 đầu bếp hạng xoàng mà thay vào đó lại có những quy định khắt khe trong việc căn chỉnh thời gian và nhiệt độ của món ăn thì dụng cụ đo nhiệt sẽ nên góp mặt trong bản danh sách ngày hôm nay.

1️⃣0️⃣ Khăn lau bếp và miếng nhấc nồi

Trong quá trình chế biến sẽ luôn có lúc tay phải tiếp xúc với nước, các vết bẩn dây trên mặt bếp,…Việc có 1 vài chiếc khăn thấm nước sẽ giúp mặt bếp luôn sạch sẽ và giữ cho tay khô ráo qua các giai đoạn.
Miếng nhấc nồi là trợ thủ đắc lực bảo vệ an toàn cho bàn tay khi bạn cần nhấc 1 chiếc nồi nóng từ trên bếp xuống, lấy 1 khay bánh trong lò, bưng 1 tô canh còn bốc khói ra bàn,…
👉 Như vậy chúng ta vừa điểm qua 10 vật dụng hay thiết bị nhà bếp cần thiết cho bất cứ ai muốn bắt đầu cho mình một căn hộ hay ngôi nhà mới. Bạn đã xem qua và có cảm thấy đồng tình với danh sách này hay không? Nếu không hoặc cảm thấy thừa hay chưa đủ, hãy cho Nam Hoa biết thêm ngay tại phần bình luận bên dưới nhé.
👌 Bài viết có tham khảo tại: https://www.wideopeneats.com/10-essential-kitchen-tools-every-starter-kitchen-needs/

▶️ Thớt gỗ Nam Hoa đang được bán tại các hệ thống siêu thị: Co.op Mart, Lotte Mart, Aeon Mall, Aeon Citimart, Satramart, Satrafoods,…
☎ Mọi chi tiết và thắc mắc xin gọi về số: (028) 3711 2054 để đưec tư vấn ngay địa điểm mua phù hợp nhất.
📧 Hoặc xin gửi về hộp thư: info@namhoatoys.com
❤️ Chúc quý khách có nhiều niềm vui khi mua sắm các sản phẩm từ Nam Hoa Corporation

NAM HOA HOUSEHOLD